Tin tức - sự kiện nổi bật

CẢNH BÁO: DẤU HIỆU THIẾU MÁU NÃO Ở NGƯỜI TRẺ TUỔI

09-09-2024, 8:27 am

Thiếu máu não là bệnh lý có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, giới tính. Theo đó, người cao tuổi là đối tượng thường dễ bị thiếu máu não hơn cả. Thành mạch máu ở người cao tuổi thường bị suy yếu và có thể phải chịu ảnh hưởng từ các căn bệnh mạn tính khác như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường … Tuy nhiên, bệnh thiếu máu não có xu hướng trẻ hóa, hiện nhiều người trẻ cũng mắc phải căn bệnh này.

Vậy, thiếu máu não ở người trẻ tuổi là gì? Nguyên nhân thiếu máu não ở người trẻ ra sao? Cách thức điều trị và phòng ngừa bệnh thiếu máu não ở người trẻ như thế nào?

Thiếu máu não ở người trẻ là gì?

Thiếu máu não ở người trẻ là tình trạng lưu lượng máu lưu thông lên não ở người trẻ bị suy giảm làm thiếu hụt oxy và các dưỡng chất cần thiết để đáp ứng nhu cầu hoạt động của não. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh thiếu máu não ở người trẻ có thể diễn biến ngày càng nghiêm trọng hơn và dẫn đến nhiều biến chứng như suy giảm chức năng não, chết tế bào não, giảm trí nhớ, thậm chí là đột quỵ, tai biến mạch máu não đe dọa đến tính mạng.

Thông thường, tình trạng thiếu máu não ở người trẻ tuổi không kéo dài liên tục. Đó là sự rối loạn khu trú nhất thời tại não có liên quan đến các bệnh lý về mạch máu. Tình trạng thiếu máu lên não ở người trẻ tuổi cũng thường không nghiêm trọng, chỉ xuất hiện thoáng qua, đa số sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, bệnh có thể nặng hoặc diễn tiến xấu dần, nếu chủ quan không đi khám và điều trị, bệnh sẽ dẫn đến những biến chứng nặng hơn.

Đề phòng bệnh thiếu máu não ở người trẻ

Dấu hiệu thiếu máu não ở người trẻ tuổi

Bệnh thiếu máu não ở người trẻ có các biểu hiện dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Tùy vào cơ địa và mức độ thiếu máu não mà người bệnh có thể gặp các dấu hiệu sau đây:

  • Đau đầu: Đây là dấu hiệu thiếu máu não ở người trẻ điển hình. Đau đầu do thiếu máu não ở người trẻ tuổi thường bắt đầu từ cảm giác đau nhói ở một vùng cố định sau đó lan rộng khắp đầu.
  • Hoa mắt chóng mặt và rối loạn thăng bằng: Khi cơ thể bình thường mà đột ngột xảy ra tình trạng hoa mắt, chóng mặt và rối loạn thăng bằng thì bạn nên đi khám bác sĩ. Đây có thể là biểu hiện của nhiều loại bệnh lý, trong đó có thiếu máu lên não. Biểu hiện này thường đi kèm với hội chứng tiền đình, buồn nôn và nôn.
  • Rối loạn thị giác: Tình trạng thị giác thay đổi hay giảm thị lực ở 1 hoặc cả 2 mắt.
  • Nhìn đôi (song thị): Xảy ra khi mắt bị lệch hoặc không thể nhìn cùng hướng vào một vật thể. Khi đó, cả 2 hình ảnh đều được gửi đến não xử lý, khiến cho người bệnh cùng lúc nhìn thấy 2 hình ảnh khác nhau.
  • Cơ thể mất cảm giác: Tùy vào mức độ thiếu máu lên não, người bệnh có thể bị mất cảm giác ở 1 bên hoặc cả 2 bên cơ thể. Biểu hiện này còn bao gồm tình trạng mất cảm giác hoặc tê bì chân, tay.
  • Dấu hiệu khác: Tình trạng thiếu máu lên não ở người trẻ tuổi còn bao gồm các biểu hiện như suy nhược cơ thể, ù tai, giảm thính lực, mất/giảm ý thức, thường xuyên bị mất phương hướng hoặc nhầm lẫn những vấn đề được xem là đơn giản trong cuộc sống, rung giật nhãn cầu, suy giảm khả năng phối hợp và giữ thăng bằng, khó khăn khi nói chuyện, đột nhiên bị nói lắp bắp…

Nguyên nhân thiếu máu não ở người trẻ

Nguyên nhân thiếu máu não ở người trẻ có thể là do các bệnh lý như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, rung nhĩ, tăng huyết áp, hạ huyết áp, rối loạn đông máu, béo phì, tiểu đường, thoái hóa đốt sống cổ… Tùy thuộc vào diễn biến của từng bệnh lý mà gây ra tình trạng thiếu máu não do huyết khối (hình thành cục máu đông ở các nhóm động mạch lớn) hoặc thiếu máu não do thuyên tắc (các cục máu đông từ các vị trí khác nhau di chuyển đến não gây tắc mạch) hay thiếu máu não huyết động (làm quá trình luân chuyển của máu lên não bị suy giảm).

Ngoài ra, thiếu máu não ở người trẻ tuổi còn do những thói quen sinh hoạt chưa khoa học như ít vận động, thức khuya, căng thẳng kéo dài, lạm dụng chất kích thích, ăn uống thiếu chất, không điều độ, không cân bằng, tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử hoặc làm việc quá lâu trên máy tính… Những yếu tố này làm rối loạn quá trình trao đổi chất, kích thích sản sinh nhiều gốc tự do, gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể và các cấu trúc tế bào thành mạch máu. Đồng thời còn dẫn tới việc hình thành các mảng xơ vữa và cục máu đông khiến lưu lượng máu lưu thông lên não bị suy giảm, gây thiếu máu lên não ở người trẻ tuổi. 

Mối nguy hại từ việc lạm dụng chất kích thích

Thiếu máu não ở người trẻ tuổi có nguy hiểm không?

Thiếu máu não ở người trẻ tuổi nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh. Điều này còn tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ và thể trạng của người bệnh.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh thiếu máu não là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 3 chỉ xếp sau ung thư và bệnh tim mạch. Mặc dù não bộ chỉ chiếm khoảng 2% khối lượng cơ thể nhưng lại tiêu thụ đến 20% lượng oxy trong máu – nhiều hơn bất kì cơ quan nào khác. Chính vì vậy, hiện tượng thiếu máu lên não nói chung và thiếu máu lên não ở người trẻ tuổi nói riêng có thể kéo theo tình trạng thiếu oxy lên não. Trong vòng 10 giây không nhận được lượng máu cần thiết, các mô não có thể bắt đầu rơi vào rối loạn. Vài phút sau, các tế bào thần kinh sẽ chết dần và không thể phục hồi.

Thiếu máu não ở người trẻ tuổi tiềm ẩn nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như sa sút trí tuệ, rối loạn tính cách, rối loạn giấc ngủ, rối loạn thị giác… đặc biệt là có nguy cơ dẫn đến đột quỵ. Việt Nam có khoảng 200.000 ca bệnh đột quỵ/năm và khoảng 50% trong số đó không qua khỏi. Người bệnh may mắn sống sót sau đột quỵ có thể gặp nhiều di chứng nặng nề như mất giọng, méo miệng, liệt một bên hoặc toàn thân, suy giảm trí nhớ…

Cách chẩn đoán bệnh thiếu máu não ở người trẻ tuổi

Để có thể chẩn đoán chính xác bệnh thiếu máu não ở người trẻ, người bệnh cần đến cơ sở y tế để các bác sĩ đúng chuyên khoa thăm khám và chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cơ bản, ví dụ như xét nghiệm đường huyết, công thức máu toàn phần, hóa học, các yếu tố đông máu, điện tâm đồ, men tim… Tùy thuộc vào triệu chứng và mức độ của bệnh, người bệnh có thể cần thực hiện thêm các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như:

  • Chụp CT sọ não: Chụp CT (CT scan) sọ não không cản quang giúp bác sĩ loại trừ tình trạng xuất huyết hoặc tổn thương khối. Chụp CT scan sọ não có tiêm thuốc tương phản đường tĩnh mạch giúp bác sĩ kiểm tra sự lưu thông mạch máu.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) mạch máu não: Giúp bác sĩ xác định nguồn gốc của các tổn thương mạch máu, nguyên nhân gây thiếu máu não ở người trẻ tuổi hoặc những vấn đề người bệnh đang gặp phải như hẹp mạch máu trong hoặc ngoài sọ, phình động mạch, đột quỵ… Từ đó, bác sĩ có thể lên kế hoạch điều trị phù hợp.
  • Siêu âm Doppler xuyên sọ: Sóng âm có khả năng phản xạ với những tế bào máu di chuyển bên trong mạch máu, giúp bác sĩ đánh giá được hướng và tốc độ máu di chuyển lên não cũng như các yếu tố gây thiếu máu não. Đồng thời, phương pháp siêu âm Doppler xuyên sọ còn giúp bác sĩ theo dõi tình trạng co thắt mạch máu não, đột quỵ do thiếu máu não.
  • Chụp mạch máu số hóa xóa nền DSA: Kỹ thuật này cung cấp hình ảnh lòng mạch (bề mặt bên trong của mạch máu), phát hiện ra các vị trí tổn thương trong động mạch, tĩnh mạch và các vấn đề bất thường của dòng máu lưu thông lên não. Từ đó hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán chính xác các bệnh lý về mạch máu, trong đó có bệnh thiếu máu não ở người trẻ.

Cách điều trị thiếu máu não ở người trẻ tuổi

Bệnh thiếu máu não ở người trẻ thường có những dấu hiệu thoáng qua và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Do đó, người bệnh không nên chủ quan và cần sớm đến cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và lên kế hoạch điều trị phù hợp.

Những loại thuốc làm loãng máu, chống đông máu, giảm cholesterol, ổn định huyết áp… thường được bác sĩ chỉ định để điều trị thiếu máu não ở người trẻ tuổi. Chỉ định điều trị bệnh thiếu máu não ở người trẻ bằng tân dược còn phụ thuộc vào các yếu tố như nguyên nhân gây bệnh, thể trạng của người bệnh… Một số loại thuốc góp phần điều trị chứng thiếu máu lên não có thể được bác sĩ kê đơn bao gồm:

  • Các loại thuốc điều trị triệu chứng: Thuốc giúp tăng cường dưỡng chất cho não (Cinnarizin, Piracetam, Cerebrolysin…), thuốc hỗ trợ điều trị chứng thiếu máu lên não (acid folic, sắt, vitamin nhóm B…).
  • Các loại thuốc điều trị nguyên nhân: Thuốc điều trị bệnh mạn tính gây thiếu máu não, thuốc điều trị bệnh cột sống, thuốc điều trị chứng thiếu ngủ.

Bên cạnh những phương pháp kể trên, trong quá trình điều trị bệnh thiếu máu não ở người trẻ, bác sĩ cũng có thể tư vấn cho người bệnh áp dụng một vài biện pháp khác, ví dụ như điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, thay đổi thói quen sinh hoạt, vận động với cường độ phù hợp…

Thiếu máu não ở người trẻ tuổi có nguy hiểm không?

Cách phòng ngừa thiếu máu não cho người trẻ

Dưới đây là một số cách cơ bản giúp phòng ngừa chứng thiếu máu não ở người trẻ tuổi:

  • Duy trì tập luyện thể dục, thể thao với cường độ phù hợp theo thể trạng của bản thân.
  • Ăn uống khoa học, dung nạp dinh dưỡng cân bằng, đủ chất, tránh xa thuốc lá và hạn chế sử dụng các chất kích thích thần kinh. Người trẻ tuổi có thể bổ sung bộ đôi hoạt chất thiên nhiên từ Blueberry (việt quất) và Ginkgo Biloba (bạch quả) giúp chống gốc tự do, cải thiện tuần hoàn máu não.
  • Giải tỏa căng thẳng, tránh bị áp lực trong thời gian dài.
  • Thiết lập thói quen sống, giờ giấc sinh hoạt điều độ, khoa học.
  • Khám sức khỏe định kỳ, tầm soát các vấn đề tiềm ẩn có thể gây ra bệnh thiếu máu não ở người trẻ…

Bệnh thiếu máu não ở người trẻ tuổi có thể xảy ra với bất kỳ ai. Mỗi người không nên chủ quan, lơ là khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu thiếu máu não ở người trẻ. Người bệnh không nên để bệnh diễn biến nghiêm trọng rồi mới tìm đến bác sĩ vì thiếu máu não ở người trẻ tuổi có thể để lại nhiều di chứng nặng nề.

Taisodo hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết này bạn đã trang bị được cho mình kiến thức về thiếu máu não ở người trẻ
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung bài viết hoặc về ghế massage, vui lòng liên hệ 1900.886.683 để được tư vấn miễn phí nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ: 

Hệ thống showroom: https://taisodo.com/showroom.html

Hotline: 1900 886 683

Email: contact@taisodo.com

Website: https://taisodo.com/

Facebook: https://www.facebook.com/taisodovietnam


TAISODO - NGUỒN CẢM HỨNG CHO CUỘC SỐNG

Các tin khác

© 2021 TAISODO. All rights reserved.