1. Đau nhức xương khớp vào mùa đông
Tình trạng đau nhức xương khớp khi trời lạnh là bệnh khá phổ biến hay gặp ở người có tuổi ở Việt Nam. Tại sao lại vậy? Dưới đây là một số nguyên nhân được chỉ ra bởi các chuyên gia:
- Tuần hoàn máu và dinh dưỡng đến các cơ, các chi và khớp kém: Khi thời tiết trở lạnh, cơ thể xuất hiện tình trạng co thắt của các mạch máu để giảm mất nhiệt và giữ ấm cho cơ thể. Do đó, máu và dưỡng chất lưu thông kém tới các cơ, các khớp và các chi. Điều này gây kích thích đến các dây thần kinh và tăng tình trạng đau ở các cơ và các khớp.
- Co rút cơ và Tuần hoàn trong cơ thể bị rối loạn: Nhiệt độ thấp và độ ẩm cao do mưa phùn làm cho các gân cơ bị co rút lại, dịch khớp đông quánh lại khiến cho các khớp đau mỏi, khó cử động do các xương cọ xát trực tiếp với nhau gây tổn thương khớp. Cơ thể trở nên nhạy cảm do kích thích thần kinh đặc biệt khi trời rét buốt.
- Giảm hoạt động thể chất vào mùa lạnh: Vào mùa đông, tâm lý chung của chúng ta thường lười vận động. Rất nhiều bệnh nhân mắc viêm khớp sẽ bùng phát các triệu chứng do ít vận động dẫn đến hiện tượng đông cứng khớp. Do đó, khi phải vận động hay di chuyển, các khớp này sẽ dễ bị đau nhức hơn.
2. Các triệu chứng đau nhức xương khớp phổ biến vào mùa đông
- Đau nhức xương khớp: Đau tại vị trí phải cử động thường xuyên như: khớp gối, khớp vai, cổ tay, bàn chân, ngón tay. Cảm giác đau buốt, tê hoặc sưng tấy.
- Âm thanh phát ra tại các khớp: Khi di chuyển hay cử động các khớp thường kèm theo những tiếng lục cục lớn
- Cứng khớp: Khớp dễ bị đông cứng, khó cử động đặc biệt vào buổi sáng vừa ngủ dậy. Nhiều người phải xoa bóp một lúc mới có thể dậy hoặc cử động bộ phận bị cứng khớp.
3. Một số cách phòng tránh hoặc giảm thiểu cơn đau vào mùa lạnh
3.1. Giữ ấm cơ thể và các khớp
Chúng ta có thể giữ ấm cơ thể và các khớp bằng nhiều cách như: Chườm nóng, mặc đủ ấm, xoa bóp khớp xương, tắm nước nóng. Các biện pháp này nhằm thúc đẩy tuần hoàn máu và dưỡng chất đến các chi, các cơ và khớp xương. Bên cạnh đó, giữ ấm, cơ thể cũng ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh hô hấp hoặc suy giảm miễn dịch. Vì các bệnh này cũng ảnh hưởng xấu đến hệ thống xương khớp trong cơ thể.
3.2. Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Vào mùa đông, chúng ta cần thêm năng lượng để giữ ấm cho cơ thể. Do đó, chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng và cần được quan tâm. Chúng ta cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng như thực phẩm giàu canxi, collagen, vitamin C, vitamin D và bổ sung đủ nước cho cơ thể, giúp cơ thể tăng cường hệ thống miễn dịch, bổ sung nước cho dịch khớp, và hệ thống xương chắc khỏe. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên duy trì cân nặng, tránh tình trạng thừa cân, béo phì ảnh hưởng xấu đến cột sống và xương khớp.
3.3. Tập luyện xương khớp thường xuyên
Để tránh tình trạng đông cứng khớp và tăng cường lưu thông máu và dưỡng chất đến các chi và các khớp, chúng ta nên duy trì chế độ luyện tập hợp lý, nhẹ nhàng và thường xuyên. Các bài tập được khuyến khích như: Yoga, đạp xe, đi bộ, thái cực quyền, dưỡng sinh và bơi lội.
3.4. Ghế massage toàn thân
Một biện pháp hữu hiệu mà ít người biết đến chính là ghế massage toàn thân. Nếu bạn ngại vận động, ngại chạy bộ ngoài trời vì thời tiết lạnh vào mùa đông thì đừng lo, chỉ cần ngả lưng trên ghế massage với chế độ massage chuyên nghiệp, đa dạng, các khớp được hoạt động nhịp nhàng tránh tình trạng cứng khớp vào mùa đông.
Tham khảo những mẫu ghế massage nổi bật của Taisodo tại: https://taisodo.com/