Tin tức - sự kiện nổi bật

TUẦN HOÀN MÁU KÉM VÀ CÁCH CHỮA HIỆU QUẢ TẠI NHÀ KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT

11-11-2022, 9:01 am

Suy giảm tuần hoàn máu là bệnh rối loạn lưu thông máu xảy ra tại mọi cơ quan trong cơ thể. Bệnh biểu hiện triệu chứng đa dạng tại cơ quan bị thiếu cung cấp máu, làm giảm chức năng hoạt động và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

1.Nguyên nhân gây suy giảm tuần hoàn máu

Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ suy giảm tuần hoàn máu

Đối với người trẻ tuổi, nguyên nhân gây suy giảm tuần hoàn máu có thể do ít vận động, làm việc trí não quá nhiều không chú ý đến chế độ nghỉ ngơi, tập luyện, ngủ đủ giấc, đặc biệt ở những người làm công việc văn phòng thì áp lực công việc làm cho tỷ lệ mắc bệnh càng cao. Đối với người lớn tuổi, thành mạch máu bị xơ hóa, dễ hình thành các mảng xơ vữa gây tắc mạch khiến lưu thông máu bị trì trệ.

Một số nguyên nhân khác xuất phát từ vấn đề bệnh tật như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, mỡ máu, béo phì, hút thuốc lá, stress đều làm tăng nguy cơ bị rối loạn tuần hoàn máu.

2. Triệu chứng của suy giảm tuần hoàn máu

Suy giảm tuần hoàn làm máu lưu thông kém gây ra một loạt các triệu chứng bệnh ở nhiều mức độ như sau:

Não: Thiếu máu đến não gây một loạt các triệu chứng bao gồm đau đầu, rối loạn tiền đình, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, mất ngủ kinh niên, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh, làm việc trí óc không hiệu quả, sa sút trí tuệ, lú lẫn. Đột quỵ não còn gọi là tai biến mạch máu não là một trong những biến chứng nguy hiểm hàng đầu của rối loạn tuần hoàn máu.

Mắt: Thiếu máu đến mắt có thể làm xuất hiện một số triệu chứng như khó nhìn, nhìn mờ, lâu ngày có thể dẫn đến bệnh võng mạc. Võng mạc được nuôi dưỡng bởi hệ thống các mao mạch nhỏ. Những trường hợp thiếu máu do tổn thương các mạch máu này, đặc biệt trong tăng đường huyết sẽ gây ra các bệnh lý như thoái hóa điểm vàng, mờ mắt, đục thủy tinh thể và mù lòa.

Tim: Thiếu máu cơ tim gây ra các triệu chứng như đau thắt ngực, đau khi gắng sức, đau ngay sau xương ức, đau nhói, đau thắt chặt, lan ra vai trái, cánh tay và bàn tay trái, làm giảm chức năng co bóp cơ tim, gây ra bệnh lý thiếu máu cơ tim cục bộ dẫn đến suy tim, rối loạn nhịp tim, nguy cơ nhồi máu cơ tim và hoại tử cơ tim (nhồi máu cơ tim cấp tính).

Gan: Thiếu máu tới gan làm gan được nuôi dưỡng kém, suy giảm chức năng mạn tính, từ đó gây ra các triệu chứng như gầy, sút cân, chán ăn, giảm tiêu hóa do giảm tiết mật, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.

Thận: Thiếu máu tới thận do nguyên nhân thiếu máu toàn cơ thể hoặc do hẹp động mạch thận thường biểu hiện bằng tình trạng tăng huyết áp, tăng ure, creatinin dẫn đến nhiễm độc tế bào, gây mệt mỏi và hôn mê do nhiễm độc tế bào não. Thiếu máu thận mạn tính làm tăng nguy cơ bị teo thận, suy giảm chức năng thận.

Phổi: Thiếu máu tới phổi gây khó thở, tím tái đầu chi, lâu dần dẫn đến suy hô hấp, làm giảm hấp thụ oxy và giảm đào thải CO2. Thiếu máu nuôi dưỡng nhu mô phổi có thể gây nhồi máu, hoại tử nhu mô phổi, xẹp phổi và bội nhiễm - viêm phổi.

Xem thêm: Tập luyện chữa đau nhức toàn thân sao cho hiệu quả

3. Điều trị suy giảm tuần hoàn máu

Bệnh nhân có thể được chỉ định một số loại thuốc làm giãn mạch não, giúp tăng cung cấp oxy não hoặc giúp lưu thông mạch máu
Thực hiện một lối sống lành mạnh là biện pháp không thể thiếu khi điều trị tuần hoàn máu kém. Sau đây là một số lưu ý quan trọng:

3.1. Không hút thuốc

Các chất độc hại trong thuốc lá có thể gây tổn thương mạch máu, thúc đẩy xơ vữa động mạch tiến triển làm cản trở lưu thông máu. Bởi vậy, bạn nên từ bỏ thói quen hút thuốc lá hoặc hạn chế tiếp xúc với khói thuốc.

3.2. Ăn uống khoa học

Nếu tuần hoàn máu kém do xơ vữa động mạch hoặc bệnh tim mạch, bạn nên thực hiện chế độ ăn giàu rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, cá biển, đậu đỗ; tránh thực phẩm chứa nhiều cholesterol như thịt đỏ, mỡ, nội tạng động vật, bánh kẹo ngọt, đồ ăn chiên rán…, hạn chế muối, đường, rượu, bia, cà phê.

3.3. Uống đủ nước

Bạn cần uống đủ nước tối thiểu là 1.5 – 2 lít nước (8 – 12 cốc)/ngày để ổn định thể tích máu và đảm bảo hoạt động tuần hoàn diễn ra bình thường.

3.4. Giảm cân hợp lý

Thừa cân, béo phì có thể làm chèn ép các mạch máu, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch dẫn đến tuần hoàn máu kém. Nếu đang bị thừa cân, bạn nên thiết lập một chế độ ăn uống, tập luyện khoa học để sớm kiểm soát tốt cân nặng của mình.

3.5. Bổ sung omega – 3

Omega – 3 mang lại nhiều lợi ích tích cực cho tim mạch, chống xơ vữa và bảo vệ sự toàn vẹn của mạch máu, từ đó giúp cho hoạt động tuần hoàn diễn ra thuận lợi hơn. Các loại cá béo (cá hồi, các trích, cá thu, cá ngừ, cá mòi), óc chó, hạt lanh, cải xoăn,… là những thực phẩm giàu omega -3 mà bạn nên bổ sung hằng ngày.

3.6. Tắm nước ấm

Nước ấm làm giãn mạch máu toàn thân, cho phép máu lưu thông dễ dàng hơn. Tắm nước ấm kết hợp với mát xa cơ thể là biện pháp hữu hiệu giúp thư giãn tinh thần và cải thiện nhanh chóng các triệu chứng tuần hoàn máu kém.

3.7. Vận động thường xuyên

Tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và tuần hoàn, cải thiện khả năng co giãn của các mạch máu, từ đó thúc đẩy lưu thông máu trong cơ thể. Tuy nhiên, để có hiệu quả tốt, bạn cần duy trì thói quen tập luyện đều đặn ít nhất 30 phút/ngày và nên chọn những bài tập như đi bộ nhanh, tập squat, đạp xe, tập yoga,…

 

 

“TAISODO - Nguồn cảm hứng cho cuộc sống của bạn.”
---------------------------------------------
👉Tìm hiểu các sản phẩm của Taisodo Việt Nam tại: https://taisodo.com/
☎Hotline tư vấn miễn phí: 1900 988 933
👉Liên hệ ngay để trải nghiệm trực tiếp tại chi nhánh của Taisodo gần bạn nhất: m.me/taisodovietnam
🏬Hệ thống showroom: https://taisodo.com/showroom.html

 

Các tin khác

© 2021 TAISODO. All rights reserved.